Mặc dù Bắc – Trung – Nam của Việt Nam từ lâu đã quy về làm một nhưng mỗi miền lại có những nét văn hóa đặc trưng và ngôn ngữ khác nhau. Do đó, nếu không phải người địa phương, bạn cũng sẽ rất khó hiểu được các từ khác nhau. Điển hình là khu mấn là gì và có những ý nghĩa như thế nào. Hôm nay, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về từ ngữ này.

1. Khu mấn có nghĩa là gì?

Khu mấn là gì? Nguồn gốc như thế nào và có ăn được không?

Khu mấn có nghĩa là gì?

Khu mấn là một từ thuộc tiếng địa phương của tỉnh Nghệ An. Tùy vào từng trường hợp, hoàn cảnh mà từ ngữ này sẽ được hiểu theo một ý nghĩa khác. Đây là một loại quả “đặc sản” ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Loại quả này thường được nhiều người dùng để trêu đùa nhau.

Thậm chí, nhiều người còn đòi các bạn Nghệ An, Hà Tĩnh chiêu đãi đặc sản khu mấn để xem thử mùi vị của chúng ra sao mà lại nổi tiếng đến như vậy. Tuy nhiên thì trên thực tế thì ở các tỉnh này đều không có loại quả nào tên là “khu mấn”, có nghĩa là không có quả khu mấn nào có thể ăn được.

Nguyên nhân là bởi “khu mấn” vốn là một từ lóng, được người địa phương sử dụng để trêu đùa nhau một cách có hàm ý. Vậy khu mấn thực chất có nguồn gốc từ đâu thì mời bạn cùng tham khảo thông tin tiếp theo.

2. Nguồn gốc của từ lóng “khu mấn”

Khu mấn là gì? Nguồn gốc như thế nào và có ăn được không?

Nguồn gốc của từ lóng “khu mấn”

Nếu có dịp ghé thăm hoặc trò chuyện với người gốc Nghệ An thì chắc chắn bạn sẽ nghe đâu đó về “khu mấn”. Trong trường hợp được mời ăn loại quả này, bạn đừng vội tưởng thật và hiểu theo nghĩa đen. Bởi vì theo tiếng địa phương của Nghệ An, Hà Tĩnh thì:

  • Từ “Khu” có nghĩa là “mông”.

  • Từ “Mấn” có nghĩa là “váy”.

Ở những năm 60, 70 của thế kỷ XX thì từ ngữ này trong vùng Nghệ An muốn nói đến phần mông mặc váy đen, vải thô của người phụ nữ khi lao động. Sau những giờ làm việc vất vả thì họ thường ngồi trên bãi cỏ, bãi đất trò chuyện cùng với làng trên xóm dưới một cách rôm rả khiến cho phần này bị dính bẩn.

Khi ngồi càng lâu thì phần lớp vải ở mông sẽ càng quệt đất, cát dày cộp, trông rất bẩn. Tuy nhiên, đây lại là một thói quen của những người địa phương này vì khi đi làm ruộng về, vừa bẩn vừa mệt nên mọi người thường “bạ đâu ngồi đấy”. Từ đó, “khu mấn” chính là phần mông quần vừa bẩn, vừa xấu.

3. Giải mã một số từ ngữ địa phương của người miền trong

Bên cạnh việc đi tìm đáp án khu mấn là gì thì còn khá nhiều từ ngữ địa phương miền Trung phổ biến được dùng để giao tiếp. Ngoài ra, nếu muốn kết bạn với người miền Trung thân thiện thì bạn cần phải “bỏ túi” một vài từ ngữ địa phương tại miền Trung dưới đây:

  • “Răng    “ có nghĩa là “Sao”.

  • “Rứa” có nghĩa là “Thế”.

  • “Mô” có nghĩa là “Đâu”.

  • “Tê” có nghĩa là “Kia”.

  • “Tề” có nghĩa là “Kìa”.

  • “Hè” có nghĩa là “Nhỉ”.

  • “Chộ” có nghĩa là “Thấy”.

  • “O” có nghĩa là “Cô”.

  • “Nớ” có nghĩa là “Đó”.

  • “Chi” có nghĩa là “Gì”.

  • “Ả” có nghĩa là “Chị, cô”.

  • “Đọi” có nghĩa là “Cái chén, cái bát”.

  • “Cươi” có nghĩa là “Cái sân”.

  • “Ngẩn” có nghĩa là “Ngốc”.

  • “Choa    “ có nghĩa là “Chúng tôi, ta”.

  • “Rầy” có nghĩa là “La mắng”.

  • “Chạc” có nghĩa là “Dây”.

  • “Bọ” có nghĩa là “Bố”.

  • “Lả” có nghĩa là “Lửa”.

Trên đây là tất cả những gì về khu mấn là gì mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đã hiểu được từ khu mấn và một vài từ ngữ địa phương. Vì thế, khi gặp phải đối phương trêu mình với từ này thì đừng nghĩ theo nghĩa đen nhé!

Bài viết liên quan