Hiện nay, trong những loại giấy tờ cá nhân như chứng minh nhân dân/căn cước công dân, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, hộ chiếu….. đều có mục nguyên quán hay quê quán. Vậy nguyên quán là gì và sự khác nhau giữa nguyên quán với quê quán là gì? Trong bài viết bên dưới, Blog Hỏi Ngu sẽ giúp độc giả giải đáp những thắc mắc này.
Nội dung chính:
Tìm hiểu khái niệm nguyên quán là gì?
Ảnh 1: Tìm hiểu khái niệm nguyên quán là gì?
Nguyên quán là cụm từ xuất hiện ở trên thẻ giấy chứng minh thư nhân dân/ Căn cước công dân hoặc trong sổ hộ khẩu giấy,… Cụm từ này được sử dụng để xác định nguồn gốc của một người.
Nguyên quán được xác định dựa trên căn cứ như: nơi sinh sống của ông, bà ngoại sinh (nếu khai sinh theo họ mẹ) hoặc ông, bà nội sinh (nếu khai sinh theo họ cha). Theo quy định tại Thông tư 36/2014/TT-BCA trước đây, Bộ Công an quy định như sau, nội dung ghi trong biểu mẫu dùng trong đăng ký, sổ hộ khẩu, quản lý cư trú là nguyên quán (ghi theo giấy khai sinh).
Nếu không có giấy khai sinh hay giấy khai sinh không có mục này, các bạn phải ghi theo nguồn gốc và xuất xứ của ông, bà ngoại hoặc ông, bà nội. Trong trường hợp không xác định được ông bà ngoại hoặc ông, bà nội, mọi người hãy ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của cha hay mẹ.
Thế nhưng, từ ngày 01/7/2022, Nhà nước không còn cấp mới sổ hộ khẩu giấy. Do đó, theo Thông tư 55/2021/TT-BCA, thuật ngữ nguyên quán không còn được nhắc đến.
Cách phân biệt quê quán và nguyên quán là gì?
Ảnh 2: Cách phân biệt quê quán và nguyên quán là gì?
Hiện nay, cụm từ quê quán và nguyên quán được hiểu như sau: Như đã nói ở trên, nguyên quán được xác định dựa trên nguồn gốc và xuất xứ của ông, bà ngoại hay ông, bà nội. Nếu không xác định được ông bà ngoại hoặc ông, bà nội thì mới ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của cha hay mẹ.
Lưu ý một điều là phải ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, huyện, tỉnh. Nếu địa danh hành chính có sự thay đổi, các bạn hãy ghi theo địa danh hành chính hiện tại.
Trên tinh thần điểm E khoản số 2 Điều 7 Thông tư 36/2014/TT-BCA, quê quán của cá nhân được xác định dựa theo quê quán của cha hay mẹ theo thỏa thuận hoặc theo tập quán được ghi trên tờ khai khi đăng ký khai sinh. Hơn nữa, dựa theo Khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014, chúng ta sẽ xác định được quê quán là gì.
Do đó, có thể hiểu nguyên quán và quê quán là “quê”, xuất xứ, nguồn gốc của công dân. Nguyên quán là nguồn gốc, xuất xứ và nơi sinh của ông bà. Còn quê quán được xác định dựa theo nguồn gốc và xuất xứ của cha mẹ.
Ghi quê quán và nguyên quán như thế nào cho đúng?
Ảnh 3: Ghi quê quán và nguyên quán như thế nào cho đúng?
Hiện nay, cụm từ nguyên quán không còn được dùng trong giấy tờ hộ tịch. Dựa theo tinh thần của điểm E khoản số 2 Điều 7 Thông tư 36/2014/TT-BCA và theo Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, quê quán và nguyên quán được ghi theo giấy khai sinh của cá nhân.
-
Với nguyên quán: Nếu không có giấy khai sinh hay giấy khai sinh không có mục này, các bạn hãy ghi theo nguồn gốc và xuất xứ của ông, bà nội hay ông, bà ngoại. Trong trường hợp không xác định được ông, bà nội hay ông bà ngoại, mọi người hãy ghi theo nguồn gốc và xuất xứ của cha hoặc mẹ.
-
Với quê quán: Mọi hồ sơ và giấy tờ của cá nhân có nội dung về quê quán cần phải phù hợp với Giấy khai sinh hay giấy tờ hộ tịch gốc của người đó. Nếu nội dung trong hồ sơ và giấy tờ cá nhân khác với Giấy khai sinh, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hay cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, cũng như giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.
Hy vọng qua bài viết trên đây, các bạn đã hiểu nguyên quán là gì và cách phân biệt hai khái niệm này. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, mọi người hãy để lại bình luận bình luận để Blog Hỏi Ngu hỗ trợ!