Phù nề cứng sau nâng mũi là hiện tượng thường gặp. Việc xác định rõ nguyên nhân và biện pháp chăm sóc phù hợp là vô cùng quan trọng để khắc phục tình trạng này.

1. Nguyên nhân gây phù nề cứng sau nâng mũi

Mọi loại phẫu thuật thẩm mỹ, dù là tiểu phẫu hay đại phẫu người bệnh đều sẽ phải trải qua giai đoạn sưng, phù nề các mô tại vị trí can thiệp. Với thủ thuật nâng mũi cũng không ngoại lệ, bạn hoàn toàn có thể gặp phải hiện tượng phù nề cứng sau nâng mũi. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự xâm lấn, tác động của dao kéo khiến các mô tại mũi bị tổn thương.

Ngoài ra, sự có mặt của tác nhân lạ là sụn nâng mũi còn khiến cơ thể tự động phản ứng lại bằng cách hình thành các bao xơ bám xung quanh sụn. Từ đó gây ra tình trạng phù nề cứng sau khi nâng mũi.

Phù nề cứng sau nâng mũi: Nguyên nhân và cách chăm sóc

Tình trạng phù nề cứng sau nâng mũi

Tuy nhiên cần lưu ý, hiện tượng phù nề cứng kèm các dấu hiệu bất thường như trụ mũi bị lệch, đỏ bóng đầu mũi, biến dạng cánh mũi,…. là vấn đề đáng lo ngại. Lúc này, bạn cần liên hệ bác sĩ thẩm mỹ ngay để khắc phục.

2. Phù nề sau nâng mũi bao lâu hết?

Quá trình phù nề sau nâng mũi thường trải qua hai giai đoạn. Trong đó, giai đoạn đầu tiên là viêm phù nề mềm diễn ra trong 1 – 2 tuần đầu. Giai đoạn thứ hai là viêm phù nề cứng kéo dài khoảng 1 – 2 tháng. Sau thời gian này, các triệu chứng trên sẽ hồi phục dần và lành hẳn.

Theo các chuyên gia thẩm mỹ, nhìn chung, với những người có cơ địa tốt, tình trạng sưng sau sau nâng mũi sẽ hết sau khoảng 2 tuần. Lúc này, dáng mũi đã được định hình. Tuy nhiên, để mũi hết đơ cứng và trở nên mềm mại hơn, lên phom đẹp hơn sẽ phải mất từ 1 đến 2 tháng.

Phù nề cứng sau nâng mũi: Nguyên nhân và cách chăm sóc

Bạn cần tái khám đúng hẹn để bác sĩ kiểm tra tình trạng mũi sau phẫu thuật

3. Cách chăm sóc sau thẩm mỹ mũi phù hợp

Chế độ chăm sóc sau thẩm mỹ mũi là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của ca phẫu thuật. Sau đây là một số lưu ý dành cho bạn sau khi thực hiện thủ thuật này:

  • Uống thuốc giảm đau, kháng viêm và các loại thuốc bổ trợ sức khỏe khác theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không sử dụng quá liều, dùng sai giờ giấc hoặc bỏ qua liều dùng.
  • Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra mức độ hồi phục sau nâng mũi và hạn chế các biến chứng sau nâng mũi.
  • 2 ngày đầu sau nâng mũi, bạn có thể chườm đá vào vùng trán, má để giảm cảm giác đau. Sang ngày thứ 3 hay đổi sang chườm bằng khăn ấm để tăng cường lưu thông máu, giảm bầm tím.
  • Kiêng vận động, hạn chế đi lại nhiều.
  • Bạn cần hạn chế tác động lực lên vùng mũi. Với các câu hỏi nâng mũi có đeo khẩu trang được không hay nâng mũi có trang điểm, đeo  kính được không thì nguyên tắc là không và cần kiêng ít nhất 2 tuần đầu.
  • Tăng cường bồi bổ cơ thể, uống nhiều nước.
  • Kiêng đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ cũng như các loại thực phẩm dễ gây viêm nhiễm và tăng nguy cơ hình thành sẹo.

Tình trạng phù nề cứng sau nâng mũi thường chỉ xuất hiện trong khoảng 1 – 2 tháng đầu. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài nhiều ngày mà hoàn toàn không thuyên giảm thì bạn nên cẩn trọng. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy ca phẫu thuật của bạn không thành công như mong đợi và cần có biện pháp khắc phục kịp thời.

Bài viết liên quan