Thành ngữ xuất hiện rất nhiều trong kho tàng văn học dân gian của Việt Nam. Hiểu rõ hơn về thành ngữ sẽ giúp bạn có thêm những kỹ năng tốt trong giao tiếp. Vậy thành ngữ là gì? Tác dụng của thành ngữ trong giao tiếp như thế nào? Bài viết ngày hôm nay mời các bạn hãy cùng Blog Hỏi Ngu tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Nội dung chính:
1. Tìm hiểu về thành ngữ là gì?
Tìm hiểu về thành ngữ là gì?
Thành ngữ được hiểu đơn giản là tập hợp các từ ngữ có tính tượng hình, tượng trưng. Thành ngữ thường được dùng để chỉ các khái niệm, cái nhìn tổng quát, được nói thành câu cố định mà khi tách nghĩa của các từ ngữ trong câu thì không thể giải thích được hàm ý của câu.
Theo đó, nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó. Tuy nhiên, thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như: ẩn dụ, so sánh,…Ví dụ như: “Mẹ tròn con vuông”, “Uống nước nhớ nguồn”,…là những cụm từ được sử dụng để chỉ một ý cố định và thường không tạo thành 1 câu có ngữ pháp hoàn chỉnh nên không thể thay thế hay sửa đổi về ngôn ngữ. Hay nói cách khác, thành ngữ chính là các tập hợp không đổi, không thể giải thích đơn giản quá nghĩa của những từ đã tạo nên nó.
2. Một số đặc điểm của thành ngữ
Một số đặc điểm của thành ngữ
Một số đặc điểm của thành ngữ có thể kể đến như sau:
-
Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thông qua các phép chuyển nghĩa khác nhau như: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ,…
-
Thành ngữ mang tính hình tượng và được xây dựng dựa theo những hình ảnh thực tế
-
Thành ngữ hoạt động riêng biệt trong câu và thường mang nhiều ý nghĩa sâu xa, phải phân tích kỹ thì mới có thể giải thích rõ thành ngữ
-
Thành ngữ mang tính hàm súc và khái quát cao. Nghĩa của thành ngữ thường không chỉ mang biểu hiện trên bề mặt ngôn từ. Thành ngữ mang tính bao quát, biểu trưng và biểu cảm cao.
3. Phân biệt giữa tục ngữ và thành ngữ
Phân biệt giữa tục ngữ và thành ngữ
Việt Nam ta là đất nước có nền văn học phong phú. Do đó, không phải cũng có thể dễ phân biệt được tục ngữ và thành ngữ. Tất cả sẽ được phân tích như sau:
-
Đối với tục ngữ: Tục ngữ là 1 câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn 1 ý nghĩa nào đó mang tính nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, các bài học luân lý hay phê phán sự việc,…Do đó, có thể xem 1 câu tục ngữ là một “tác phẩm văn học” hoàn chỉnh bởi nó mang trong mình cả 3 chức năng cơ bản của văn học là: chức năng nhận thức, chức năng thẩm mỹ và chức năng giáo dục.
-
Đối với thành ngữ: Thành ngữ là 1 cụm từ cố định đã quen dùng và xét về mặt ngữ pháp thì nó chưa thể là 1 câu hoàn chỉnh. Bởi thế, thành ngữ chỉ tương đương là 1 từ. Thành ngữ không nêu lên nhận xét, kinh nghiệm sống, phê phán,…mà nó thường mang chức năng thẩm mỹ, không có chức năng nhận thức và giáo dục. Như vậy, khi thiếu 2 chức năng này thì thành ngữ không thể trọn vẹn được. Nên nó thuộc về ngôn ngữ.
4. Tác dụng của thành ngữ trong giao tiếp
Tác dụng của thành ngữ trong giao tiếp
Vì thành ngữ mang đậm sắc thái biểu cảm nên rất dễ dàng để bày tỏ, bộc lộ tâm tư, tình cảm của người nói, người viết đối với điều được nhắc đến. Bên cạnh đó, việc sử dụng thành ngữ trong giao tiếp còn mang đến tác dụng như:
-
Làm cho câu nói trở nên có ý vị, sâu sắc hơn
-
Thể hiện bạn là một người khéo ăn, khéo nói, am hiểu văn học
-
Tạo nên sự ấn tượng trong mắt người nghe
-
Dễ dàng thuyết phục được người khác
-
Luôn được mọi người yêu thương, kính trọng
Vừa rồi là những thông tin bổ ích về thành ngữ là gì mà Blog Hỏi Ngu đã chia sẻ đến các bạn. Xin cảm ơn và hẹn gặp lại ở bài viết sau nhé!