Bé sơ sinh ngủ nhiều bú ít có phải là điều đáng lo ngại? Đối với trẻ sơ sinh, thời gian ngủ trong ngày kéo dài từ 16 – 18 tiếng hoặc nhiều hơn, và cứ mỗi 2 – 3 tiếng trẻ sẽ phải bú 1 lần.

Tuy nhiên nếu em bé nhà bạn đang gặp tình trạng ngủ liên tục và không có dấu hiệu đòi bú hoặc chỉ thức giấc khi tè dầm thì các bậc cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục cho bé. Bé ngủ liên tục và ít bú sữa sẽ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng như sự phát triển của trẻ.

Dưới đây là một số nguyên nhân có thể khiến bé ngủ liên tục lục và ít đòi bú:

1. Trẻ đang trong quá trình phát triển

Trẻ sơ sinh thường có thời gian ngủ nhiều lần trong ngày, mỗi giấc có thể kéo dài từ 2 – 3 giờ mà không tuân theo quy luật nào, trẻ thường ngủ nhiều vào ban ngày hơn ban đêm. Lý do là trẻ đang trong quá trình phát triển, trẻ ngủ và bú một cách thụ động, chưa hình thành thói quen ăn và ngủ theo giờ giấc. Vì vậy mẹ hãy tạo thói quen cho bé ăn và ngủ theo đúng cữ khoảng 8 – 12 lần bú mỗi ngày, và cứ mỗi 2 – 3 tiếng bú 1 lần.

Bé sơ sinh ngủ nhiều bú ít: Nguyên nhân do đâu?

Trẻ ngủ ít bú nhiều nguyên nhân do trẻ đang trong quá trình phát triển

2. Trẻ mọc răng

Quá trình mọc răng sẽ gây xáo trộn và ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ. Thông thường khi mọc răng trẻ thường gặp tình trạng sốt khiến trẻ ngủ nhiều hơn vào ban ngày và khó ngủ vào ban đêm. Mọc răng cũng khiến bé cảm thấy khó chịu bởi những cơn đau và lười bú hơn thường ngày. Cách phổ biến nhất là sử dụng bông hoặc gạc mềm thấm với nước mát và thực hiện massage nhẹ nhàng quanh vùng nướu giúp giảm đau hiệu quả.

3. Trẻ bị nóng

Một số nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh thường bị nóng khi bắt đầu chế độ ăn dặm hoặc do mẹ sử dụng sữa ngoài. Trẻ bị nóng trong sẽ dẫn đến tình trạng phát ban, nổi mụn nhọt, da khô, kén ăn và ngủ không ngon hoặc ngủ nhiều hơn thường ngày. Do đó, cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt là cách khắc phục nóng trong người ở trẻ sơ sinh tốt nhất.

Bên cạnh việc cải thiện chế độ ăn uống để khắc phục nóng trong thì mẹ cũng nên chọn bỉm nào mỏng và thấm hút tốt nhất cho bé sử dụng để tránh hằm bí, khó chịu cho bé.

4. Trẻ mới tiêm phòng

Trẻ mới tiêm phòng thường có dấu hiệu ít bú và ngủ nhiều hơn trong vòng 24 – 48 giờ sau tiêm. Bởi vì lúc này cơ thể trẻ đang xây dựng khả năng miễn dịch với vi rút và vi khuẩn khiến bé mệt mỏi và ngủ nhiều hơn.

5. Trẻ bị sốt

Khi bị ốm, sốt trẻ sẽ thường bỏ ăn và ngủ nhiều hơn. Tuy nhiên mẹ cũng đừng quá lo lắng, hãy cố gắng cho trẻ bú nhiều hơn nhất có thể sau mỗi cữ. Đặc biệt không nên thúc ép bé bú sẽ khiến bé sợ hãi và biếng ăn về sau, hãy để cho trẻ ăn và ngủ theo nhu cầu của mình.

Bé sơ sinh ngủ nhiều bú ít: Nguyên nhân do đâu?

Trẻ ngủ nhiều bú ít nguyên nhân có thể do trẻ đang bị sốt 

6. Bé bị phân tâm

Khi trẻ được 3 tháng tuổi, các giác quan của trẻ đã phát triển hơn, những âm thanh, màu sắc xung quanh sẽ khiến bé bị phân tâm và quên ăn. Chính vì vậy, khi cho bé ăn bạn nên chọn nơi yên tĩnh, để trẻ tập trung bú hơn.

7. Trẻ muốn ăn thực phẩm đặc

Trẻ bắt đầu có những dấu hiệu ít bú hơn vào thời kỳ ăn dặm. Lúc này cơ thể trẻ phát triển hơn, sữa mẹ không thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Mẹ hãy bắt đầu các bữa ăn dặm cho trẻ bằng các món loãng, tập thói quen cho bé ăn đủ chất và ngủ đủ giờ. Một số thực phẩm có thể cải thiện giấc ngủ cho trẻ như hạt sen, trứng gà, đậu bắp, cá hồi…

Làm gì khi trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít?

Đối với trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít, cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen ăn và ngủ đúng giờ. Để dễ dàng cải thiện tình trạng trên, mẹ có thể thực hiện một số phương pháp đơn giản dưới đây mà vẫn khiến bé thoải mái, không cáu gắt:

  • Cho bé bú ngay khi đang ngủ: Trẻ sơ sinh thường có phản xạ bú mút tự nhiên, vì vậy mẹ hãy để cho bé bú khi đang ngủ và bé sẽ dần tỉnh giấc mà không cảm thấy khó chịu.

  • Chạm nhẹ vào trẻ: Trẻ sơ sinh thường khá nhạy cảm và dễ tỉnh giấc vì vậy mẹ hãy chạm nhẹ vào các vùng như cổ, má, bàn chân, bàn tay giúp bé tỉnh giấc dễ dàng.

  • Lau người cho bé: Sử dụng một miếng khăn nhúng nước ấm, lau nhẹ lên phần bụng hoặc lưng trẻ sẽ khiến trẻ tỉnh giấc nhanh chóng.

  • Cởi bớt khăn quấn, tã cho bé: Bé sẽ có cảm giác ngủ ngon và sâu hơn khi được ấp trong quần áo và khăn ấm. Do vậy mẹ chỉ cần bỏ lớp chăn hoặc tã lót, lúc này trẻ sẽ tỉnh giấc và không bị bị ngắt ngủ.

  • Cần chú ý thay bỉm, tã đúng giờ cho bé. Ưu tiên lựa chọn các loại tã dán hoặc miếng lót có khả năng thấm hút và chống tràn hiệu quả. Để xác định loại bỉm phù hợp cho trẻ sơ sinh mẹ có thể tham khảo bài viết Trẻ sơ sinh dùng miếng lót hay tã dán.

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp mẹ khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít. Hy vọng rằng cha mẹ sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc bé yêu cũng như cải thiện tình trạng bé ngủ nhiều, bú ít một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan