Ủy quyền là việc thỏa thuận giữa các bên mà theo đó, bên uỷ quyền sẽ có nghĩa vụ phải thực hiện những công việc nhân danh uỷ quyền. Nhiều trường hợp do các rào cản hoặc tình huống không cho phép nên cần dùng tới sự uỷ quyền. Vậy có thể uỷ quyền trong quá trình ký hợp đồng được hay không? Nếu có thì những quy định cụ thể ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết này.

1. Quy định của pháp luật về việc ủy quyền ký hợp đồng

Theo Điều 126 Bộ luật Dân sự 2015, ủy quyền ký hợp đồng phải được thực hiện bằng văn bản và được quy định rõ ràng về quyền hạn cụ thể mà người được ủy quyền sẽ được thực hiện. Ngoài ra, người được ủy quyền ký hợp đồng cần phải tuân thủ các quy định về nội dung hợp đồng, giá cả, điều kiện và thời hạn của hợp đồng đó.

>>Hợp đồng điện tử được ủy quyền ký sẽ có hiệu lực vào thời điểm nào? Tham khảo ngay bài viết Hợp đồng điện tử có hiệu lực khi nào để được tư vấn chi tiết.

Có thể ủy quyền ký hợp đồng không? Những quy định pháp luật về ủy quyền ký kết

Quy định của pháp luật trong quá trình uỷ quyền ký hợp đồng

2. Trường hợp không đủ thẩm quyền ký kết hợp đồng

Trong quá trình ủy quyền ký hợp đồng, chủ doanh nghiệp cần lưu ý một số trường hợp không đủ thẩm quyền để thực hiện việc ký kết như sau:

Người đại diện pháp luật nhưng không có thẩm quyền

Theo quy định của pháp luật, người đại diện pháp luật là người được uỷ quyền đại diện cho tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân trong việc ký kết các hợp đồng, thỏa thuận và thực hiện các nghĩa vụ pháp lý. Tuy nhiên, nếu người đại diện pháp luật không có thẩm quyền hoặc không đủ thẩm quyền, thì họ sẽ không được phép ký kết hợp đồng.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, trong trường hợp người đại diện theo pháp luật không có thẩm quyền ký kết hợp đồng, có hai trường hợp cụ thể:

Thứ nhất, nếu hợp đồng hoặc giao dịch đó chưa được thông qua, thì một số hợp đồng, giao dịch phải được thông qua bởi Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, hoặc Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần trước khi ký kết.

Thứ hai, người đại diện đó có thể là đại diện theo pháp luật, tuy nhiên, điều lệ của công ty quy định người đó chỉ có thẩm quyền ký kết đối với một số giao dịch cụ thể.

Có thể ủy quyền ký hợp đồng không? Những quy định pháp luật về ủy quyền ký kết

Quy định về người đại diện đủ điều kiện uỷ quyền ký hợp đồng

Người không có ủy quyền hợp pháp

Phó giám đốc, Giám đốc chi nhánh, Trưởng các phòng, Trưởng các ban, Thư ký, Kế toán, Nhân viên kinh doanh… không có ủy quyền hợp pháp không đủ thẩm quyền ký kết hợp đồng. Điều này có nghĩa là chỉ có những người được ủy quyền hợp pháp mới có thể ký kết hợp đồng thay mặt cho người đại diện hoặc doanh nghiệp.

Do đó, để tránh các tranh chấp và mất phí, khi ký kết hợp đồng, cần phải kiểm tra xem người ký có đủ thẩm quyền hay không. Trường hợp không đủ thẩm quyền, cần phải bổ sung thủ tục ủy quyền hợp pháp trước khi ký kết để đảm bảo tính hiệu lực của hợp đồng.

Hợp đồng vượt quá phạm vi được ủy quyền

Việc ký kết hợp đồng đòi hỏi sự đồng ý của các bên tham gia. Nếu một người ký kết hợp đồng mà không có thẩm quyền hoặc vượt quá phạm vi được ủy quyền thì hợp đồng đó sẽ không có hiệu lực và không được coi là đầy đủ và hợp lệ. Trong trường hợp này, các bên tham gia sẽ không phải chịu trách nhiệm về các điều khoản và điều kiện trong hợp đồng đó.

Với sự phát triển của công nghệ, hình thức ký kết hợp đồng điện tử đang được ứng dụng phổ biến trong các hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, việc ký kết hợp đồng từ xa bằng hình thức điện tử là một giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro không đáng có khi ủy quyền. Tìm hiểu ngay cách chọn phần mềm hợp đồng điện tử cho doanh nghiệp để tối ưu hiệu suất giao dịch và chi chí sản xuất ngay tại đây.

Có thể ủy quyền ký hợp đồng không? Những quy định pháp luật về ủy quyền ký kết

Sử dụng hợp đồng điện tử để đảm bảo sự an toàn, tiện ích

Tuy nhiên, việc lựa chọn hình thức ký kết hợp đồng điện tử cần tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành để tránh vi phạm pháp luật. Doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định về hợp đồng điện tử và đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng trước khi sử dụng hình thức này.

Hy vọng qua bài viết trên, mọi người có thể hiểu rõ hơn về vấn đề có thể uỷ quyền ký hợp đồng không. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline để nhận được sự tư vấn cụ thể nhất.

Bài viết liên quan