Nghĩa vụ quân sự chính là trách nhiệm và cũng là nghĩa vụ vô cùng thiêng liêng của mọi công dân. Để hiểu rõ hơn về nghĩa vụ quân sự là gì thì mời các bạn hãy cùng Blog Hỏi Ngu theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính:
1. Tìm hiểu nghĩa vụ quân sự là gì?
Tìm hiểu nghĩa vụ quân sự là gì?
Bác Hồ đã từng nói rằng, Quân đội chính là “trường học lớn” để lớp lớp thế hệ thanh niên phấn đấu rèn luyện và trưởng thành. Theo đó, được phục vụ trong môi trường quân đội, cống hiến sức trẻ để bảo vệ Tổ quốc chính là niềm vinh dự, sự tự hào của mỗi công dân.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì nghĩa vụ quân sự chính nghĩa vụ vẻ vang của công dân khi phục vụ trong môi Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
Môi trường quân ngũ với đặt tính thống nhất, kỷ luật nghiêm minh, tinh thần tập thể và tình đồng chí, đồng đội,…Đây là điều kiện tốt nhất để mỗi thanh niên có thể phấn đấu rèn luyện, không ngừng hoàn thiện nhân cách và phát triển toàn diện. Điều này không chỉ giúp các thanh niên có thể trưởng thành mà còn giúp tích lũy hành trang tương lai đầy rộng mở sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự.
Hơn thế, thực hiện nghĩa vụ quân sự chính là tham gia, đóng góp một phần sức lực của mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước của Đảng và toàn dân tộc. Trong đó, Bộ đội Cụ Hồ chính là hình ảnh đi đâu và được xem là tấm gương soi sáng cho mọi thế hệ thanh niên Việt Nam noi theo. Chính vì vậy, mỗi thanh niên khi thực hiện nghĩa vụ quân sự hãy xem đó là niềm vinh dự, nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân với đất nước.
2. Những đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự
Những đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự
Theo Điều 12, Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 thì công dân nam đủ 17 tuổi có thể đăng ký nghĩa vụ quân sự. Đồng thời, công dân nữ đang ở độ tuổi 18 cũng có thể thực hiện tham gia nghĩa vụ quân sự nếu có nhu cầu tự nguyện trong thời bình hiện nay.
Có thể nói, công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự thì không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú,…Chỉ cần công dân có lòng yêu nước, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng thời, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ nhân Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa,…
3. Những trường hợp không thể đăng ký nghĩa vụ quân sự
Những trường hợp không thể đăng ký nghĩa vụ quân sự
Theo Điều 13, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, cũng có một số đối tượng không thể đăng ký nghĩa vụ quân sự khi rơi vào một số trường hợp sau:
-
Công dân đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích
-
Công dân đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện
-
Công dân bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân
Bài viết trên là những thông tin bổ ích về nghĩa vụ quân sự là gì mà Blog Hỏi Ngu đã chia sẻ đến các bạn. Mong rằng, các thế hệ thanh niên Việt Nam khi tham gia nghĩa vụ quân sự sẽ có thể cố gắng dùng hết sức trẻ của mình để vì lợi ích chung cho tổ quốc. Cảm ơn sự quan tâm theo dõi của tất cả mọi người nhé!