Tính từ được biết đến là một thành phần quan trọng trong ngữ pháp và viết văn vì nó giúp mô tả và bổ nghĩa cho các danh từ hoặc đại từ. Tính từ cung cấp thông tin về tính chất, đặc điểm, tình trạng, hoặc chất lượng của một người, vật, hoặc sự việc. Hơn nữa, tính từ còn làm cho câu trở nên màu sắc, sinh động và cung cấp sự miêu tả chi tiết. Vậy tính từ là gì? Có mấy loại tính từ? Tính từ có chức năng gì?
Nội dung chính:
1. Tính từ là gì?
Tính từ là gì?
Dựa theo cuốn “Ngữ pháp Tiếng Việt, từ loại” thì tác giả cho biết tính từ được hiểu là từ loại chỉ đặc trưng của tất cả những khái niệm được biểu đạt bằng danh từ và động từ. Tuy nhiên, đây là một cách hiểu tương đối trừu tượng. Hiện nay chúng ta hiểu tính từ đơn giản là những từ dùng để chỉ đặc điểm hay tính chất của sự vật, hiện tượng hoặc hành động. Các cụm từ tính từ được tạo thành bằng cách kết hợp tính từ với các từ ngữ khác.
2. Phân loại tính từ
Phân loại tính từ
– Tính từ chỉ đặc điểm
Đây là loại tính từ được sử dụng để mô tả nét đặc trưng riêng của sự vật, hiện tượng nào đó. Đặc điểm này là nét riêng biệt mà một sự vật có, thông qua mô tả của tính từ người nghe có thể hình dung được sự khác biệt về hình dáng, màu sắc, mùi vị và các đặc điểm khác. Ví dụ:
-
Đặc điểm bên ngoài: cao, lớn, thấp, xanh, đỏ,…
-
Đặc điểm bên trong: tốt, xấu, hư,…
– Tính từ chỉ trạng thái
Trạng thái được hiểu là một tình trạng tồn tại của một sự vật hoặc con người trong một khoảng thời gian nhất định. Nó là loại tính từ mô tả chi tiết về các trạng thái của con người, sự vật hoặc hiện tượng. Một số ví dụ về tính từ chỉ trạng thái là: vui, buồn, đau, ốm, yên tĩnh, ồn ào,… Ngoài ra trong văn học, bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh với câu:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ”.
Đã thể hiện rõ trạng thái của sự vật là con sóng.
– Tính từ chỉ mức độ
Các tính từ chỉ mức độ là các từ mà chúng ta sử dụng để biểu thị mức độ diễn ra của một hành động hoặc sự việc trong câu. Một số ví dụ về tính từ chỉ mức độ bao gồm: nhanh, chậm, xa, gần,…
– Tính từ tự thân
Đó là các từ ngữ biểu thị màu sắc, quy mô, phẩm chất, hình dáng, âm thanh và mức độ của một sự vật, hiện tượng. Ví dụ: Tính từ chỉ mùi vị như như ngọt, bùi, cay, đắng, thơm, nhạt, chua,…
– Tính từ không tự thân
Tính từ không tự thân là những từ thuộc danh từ, động từ, nhưng lại được sử dụng như tính từ. Ý nghĩa của tính từ không tự thân chỉ được xác định khi chúng được sử dụng trong mối quan hệ với các từ khác trong cụm từ hoặc câu. Nếu chúng được tách ra khỏi mối quan hệ đó, chúng sẽ không được coi là tính từ mà sẽ thuộc vào các từ loại khác.
3. Một số chức năng của tính từ
Một số chức năng của tính từ
Tính từ trong câu có vai trò quan trọng và đa dạng. Các chức năng của tính từ trong câu bao gồm:
-
Tính từ làm vị ngữ trong câu, bổ sung ý nghĩa cho danh từ.
-
Tính từ có thể kết hợp với động từ để tạo thành cụm động từ, diễn đạt hành động cụ thể.
-
Tính từ cung cấp thông tin về tình trạng, trạng thái và điều kiện của sự vật, sự việc.
-
Tính từ có thể đóng vai trò là tân ngữ trong câu, nhấn mạnh đặc điểm đặc biệt của sự vật, sự việc.
Trên đây là một số kiến thức về tính từ là gì? Hy vọng bài viết sẽ đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích.