Cái ghẻ là một dạng ký sinh trùng độc hại gây nên bệnh lý cho con người hiện nay. Song không phải ai cũng biết rõ những thông tin bao gồm về điều kiện sống, cách loại bỏ chúng. Chính điều này khiến tình trạng bệnh nặng hơn và rất khó để điều trị khỏi. Vậy cái ghẻ sống ở đâu và chúng gây nên bệnh gì? Liệu có những cách gì để triệt tiêu chúng hay không? Hãy cùng Blog Hỏi Ngu tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Tham khảo nhanh: Cái ghẻ sống ở đâu? Cách tiêu diệt cái ghẻ

Cái ghẻ sống ở đâu? Tác hại của cái ghẻ là gì?

Cái ghẻ là tác nhân gây nên bệnh ghẻ ở con người. Có thể nói rằng đây là chứng bệnh vô cùng khó khăn để điều trị dứt điểm. Người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và bứt rứt không yên. Để càng lâu thì bệnh sẽ càng nặng hơn, gây ra những biến chứng khôn lường khác. Chính vì thế nên ngay khi có dấu hiệu nhẹ thì tốt nhất nên tìm cách chữa kịp thời. Tránh cho ổ ghẻ lây lan nhiều hơn trên làn da của bạn.

Tham khảo nhanh: Cái ghẻ sống ở đâu? Cách tiêu diệt cái ghẻ

Cái ghẻ có tác động xấu đến con người hiện nay 

Cái ghẻ là dạng ký sinh trùng mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Nơi sinh sống của chúng chính là lớp thượng bì của làn da – Giải đáp cho câu hỏi cái ghẻ sống ở đâu. Và tên khoa học của chúng chính là sarcoptes scabiei. Bệnh ghẻ do cái ghẻ gây nên đã có từ rất lâu đời. Từ khoảng thời gian La Mã cổ đại, chúng khiến cho cơ thể trở nên lở loét, mưng mủ và ngứa ngáy dữ dội. Tất nhiên triệu chứng còn tùy thuộc vào từng người và từng tình trạng cụ thể.

Cái ghẻ dễ lây lan từ người này sang người khác. Chính điều này khiến cho có thời điểm bệnh ghẻ được coi như là một bệnh dịch nghiêm trọng. Nó lây lan qua sự tiếp xúc hoặc khi dùng chung các đồ dùng sinh hoạt thông thường.

Sự sinh trưởng của cái ghẻ gây bệnh ghẻ cho con người

Như vậy, ở phần trên bạn đã biết được cái ghẻ sống ở đâu. Và khi cái ghẻ tiếp xúc với da người thì chúng sẽ tiết ra một dạng enzym. Enzym này giúp chúng dễ đi vào thượng bì của làn da. Chúng ở đó sẽ đào hàng, sinh sôi và phát triển, tạo nên các luống ghẻ nhỏ vào ban đêm.

Lúc này sẽ gây ngứa ngáy dữ dội cho người bệnh. Chúng chui vào các hang để đẻ trứng và tạo ra thế hệ tiếp theo (mất 72 – 96 ngày để trứng cái ghẻ trở thành ấu trùng). Càng ngày càng nhiều cái ghẻ trên lớp thượng bì (bởi vì 1 con cái ghẻ có thể sinh ra hàng trăm triệu cái ghẻ con).

Cái ghẻ khiến cho làn da sần sùi hơn. Gây viêm, mẩn đỏ, ngứa ngáy và mưng mủ trên da. Đặc biệt khi đào hàng cái ghẻ tiết độc tố khiến cho bạn mệt mỏi, khó chịu và mất ngủ. Nghiêm trọng hơn thì chỗ viêm của bạn bị áp xe, bắt buộc phải mổ để không bị hoại tử. Nó sẽ dễ sinh sôi hơn nếu bạn sống trong môi trường bẩn, không an toàn vệ sinh môi trường.

Tham khảo nhanh: Cái ghẻ sống ở đâu? Cách tiêu diệt cái ghẻ

Cái ghẻ khiến da bị sưng đỏ, nổi mẩn ngứa và còn sưng viêm khó chịu

Cách ngăn chặn sự sinh sôi nảy nở của cái ghẻ và điều trị dứt điểm

Để ngăn chặn cái ghẻ sinh sôi nảy nở thì đầu tiên bạn cần giữ vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ. Hạn chế tiếp xúc với quá nhiều bụi bẩn, những nơi ẩm mốc vì đây là điều kiện tốt cho cái ghẻ phát triển. Ngoài ra còn nên giặt chăn chiếu mùng mền thường xuyên. Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bị bệnh ghẻ để tránh tình trạng lây lan.

Khi bị ghẻ, bạn không được gãi và cào vì sẽ khiến cái ghẻ, trứng cái ghẻ văng xa xung quanh và lây lan đến những khu vực khác. Ngoài ra điều này còn tạo nên những vết lở loét khiến tình trạng bệnh nặng hơn, khó chữa hơn. Và để điều trị, lúc này bạn nên sử dụng thuốc trị ghẻ (thuốc bôi) với kháng sinh sẽ tiêu diệt tận gốc chúng.

Cảm ơn vì đã đón đọc thông tin trên về cái ghẻ sống ở đâu. Có thể thấy rằng cái ghẻ mang lại tác hại vô cùng to lớn cho con người, gây nên căn bệnh dai dẳng khó chữa. Mong rằng những thông tin trên giúp ích cho bạn trong việc triệt tiêu loại ký sinh trùng này.

Bài viết liên quan