Trong lĩnh vực kinh tế, thuật ngữ giá trị thặng dư được nhắc đến rất nhiều. Vậy giá trị thặng dư là gì? Ý nghĩa của giá trị thặng dư ra sao? Để có thể hiểu rõ hơn về những vấn đề này, hãy tham khảo thông tin trong bài viết sau đây của chúng tôi.

Giá trị thặng dư là gì? Ý nghĩa của giá trị thặng dư

Giá trị thặng dư thực chất là gì?

Giá trị thặng dư là gì?

Giá trị thặng dư là một khái niệm cơ bản và quan trọng trong kinh tế chính trị Mác – Lênin. Trong các tác phẩm viết về kinh tế chính trị, Karl Marx đã đưa ra khá nhiều lý luận xung quanh khái niệm giá trị thặng dư. Trong đó, Ông chỉ rõ rằng giá trị thặng dư thực chất là lao động không công của công nhân được tạo ra trong quá trình sản xuất và bị bóc lột bởi nhà tư bản.

Karl Marx cũng đã khẳng định rằng sản xuất ra giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản. Giá trị thặng dư được tạo ra là do tính chất đặc biệt của loại hàng hóa sức lao động. Karl Marx cũng đã chỉ ra có 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư, đó là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối.

Giá trị thặng dư là gì? Ý nghĩa của giá trị thặng dư

Có 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư của tư bản là tuyệt đối và tương đối

Ý nghĩa của giá trị thặng dư đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay

Việc nghiên cứu Học thuyết về giá trị thặng dư của Karl Marx có ý nghĩa quan trọng đối với nước ta. Đặc biệt trong giai đoạn phát triển hiện nay, chúng ta có thể thấy rõ được 3 vấn đề lớn sau đây:

Thứ nhất, trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, quan hệ bóc lột trong lao động là chưa thể xóa bỏ ngay. Kinh tế càng phát triển theo hướng nhiều thành phần thì càng thấy rõ quan hệ bóc lột. Tuy nhiên khi quan hệ bóc lột vẫn đem lại tác dụng nhằm giải phóng sức sản xuất và góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển thì chúng ta vẫn phải chấp nhận sự hiện diện của điều đó.

Thứ hai, trong nền kinh tế hiện nay ở nước ta, chúng ta không thể thực hiện được việc định lượng một cách rành mạch, xơ cứng và máy móc về mức độ bóc lột cũng như có thái độ phân biệt đối xử với những doanh nhân mới. Điều quan trọng hiện nay là quan hệ phân phối phải được thể chế hóa bằng luật và các bộ luật. Đây chính là cơ sở và công cụ để điều chỉnh hành vi bóc lột và các hành vi xã hội nói chung.

Thứ ba, chúng ta cần phải bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động và cả chủ sử dụng lao động. Sự bảo vệ này phải được thực hiện bằng luật và các chế tài thật cụ thể và rõ ràng. Có như vậy mới đảm bảo được sự minh bạch, công khai và bền vững.

Giá trị thặng dư là gì? Ý nghĩa của giá trị thặng dư

Ý nghĩa của giá trị thặng dư

Trong thực tế, có những mâu thuẫn về lợi ích có thể phát sinh trong quá trình sử dụng lao động. Khi đó cần phải phân xử các mâu thuẫn ấy để tránh được những xung đột không đáng có. Việc bảo vệ những quyền lợi hợp pháp của các bên trong quan hệ lao động chính là việc vận dụng quan hệ bóc lột một cách hợp lý trong điều kiện hiện nay. Điều này góp phần giúp nước ta xây dựng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Với những thông tin mà Blog Hỏi Ngu chia sẻ ở trên hy vọng đã giúp bạn hiểu được giá trị thặng dư là gì và ý nghĩa của Học thuyết giá trị giá trị thặng dư của Karl Marx đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay ra sao. Đây là một khái niệm cơ bản trong lĩnh vực kinh tế mà bạn không nên bỏ qua. Để có thêm nhiều kiến thức và thông tin bổ ích khác, hãy truy cập vào địa chỉ https://bloghoingu.com.

Bài viết liên quan