Đối với những người một lòng theo phật thì chắc chắn đều biết quy y tam bảo là gì? Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu ra về quy y tam bảo cũng như tầm quan trọng của nghi lễ này. Vậy sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về quy y tam bảo là gì? Ý nghĩa của Tam Quy Ngũ Giới trong Phật Giáo.
Nội dung chính:
1. Quy y tam bảo là gì?
Quy y tam bảo là gì?
Quy y Tam bảo là một thuật ngữ quen thuộc chỉ một nghi lễ đặc trưng của đạo Phật. Nó được coi như một sự khởi đầu mang tính định hướng, giác ngộ của một phật tử. Nghi lễ quy y tam bảo là thời khắc thiêng liêng chứng kiến một người được chính thức trở thành người Phật tử tại gia.
Giai đoạn đầu tiên của một người học Phật pháp đó chính là quy y Tam Bảo. Khi đã quy y các Phật tử nhất định phải giữ đạo hành lễ: đi chùa ít nhất 1 tuần 1 lần không nhất thiết là nơi mình làm lễ quy y. Phải có một bàn thờ Phật tại gia để thường xuyên đọc kinh hằng ngày, giác ngộ những lời Phật dạy.
Các Phật tử mới quy y có thể thờ tượng Phật theo ý nguyện của bản thân mình, nên đặt tương ở nơi tâm linh thờ cúng Phật. Ngoài ra, các Phật tử nên thực hiện ăn chay ít nhất vào 2 ngày là mồng một và hôm rằm.
2. Ý nghĩa của Tam Quy Ngũ Giới trong Phật Giáo
Ý nghĩa của Tam Quy Ngũ Giới trong Phật Giáo
– Tam Quy trong Phật Giáo
Tam quy nói cho đủ là quy y Tam bảo. Trong đó quy tức là trở về, quay đầu; y là nương tựa. Như vậy quy y tức là trở về để nương tựa. Ngoài ra, tam bảo tức là là ba ngôi báu Phật, Pháp, Tăng. Do đó quy y Tam bảo được hiểu là quay về nương tựa vào Phật, Pháp và Tăng.
Như người con vì si mê, vì tiền bạc mà đã bỏ cha mẹ đi tứ xứ xa xôi, bị cuộc đời vùi dập, chịu nhiều vất vả, khổ đau, đói rách nay có thể quay về nương tựa mẹ cha, người nhà. Như con người đi lầm đường lạc lối nay quay đầu trở lại đi đúng đường. Như người đi thuyền bị đắm gặp chiếc thuyền khác đến cứu mạng trong lúc đấu tranh với sự sống và cái chết.
– Ngũ Giới trong Phật Giáo
Phật là người đạo đức mẫu mực mà đạo đức thì có từ oai nghi giới luật. Do vậy, người theo phật phải giữ gìn, tuyệt đối tuân thủ năm giới cấm: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không uống rượu.
-
Không sát sinh
Không sát sinh là không giết chết mạng sống của chúng sinh bao gồm cả loài người và loài vật. Nếu tự mình giết, sai khiến người giết, thấy người giết mà mình vui mừng đều là phạm tội sát sinh.
-
Không trộm cắp
Không trộm cắp tức là không lấy những vật thuộc quyền sở hữu của người khác, ngay cả những thứ nhỏ nhất từ cây kim mũi chỉ cho đến vàng bạc của cải. Nhũng hành động như đong thiếu, trốn thuế, tích trữ đầu cơ, hối lộ móc ngoặc,… đều là trộm cắp.
-
Không tà dâm
Không tà dâm tức là không quan hệ tình dục bất chính. Nam nữ tình nguyện sống với nhau như vợ chồng được xã hội và pháp luật công nhận là chánh dâm. Những hành động về dụ dỗ, lừa gạt, cưỡng ép, ngoại tình,… gọi là tà dâm.
-
Không nói dối
Miệng nói trái với tâm gọi là nói dối. Nói dối có bốn cách: nói không đúng sự thật, nói thêu dệt, nói hai chiều, nói lời thô ác.
-
Không uống rượu
Không uống rượu bởi nó là thứ làm say mê, mất giống trí tuệ, tăng sự nóng giận, ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí là nguyên nhân dẫn đến tội lỗi như: sát sinh, trộm cắp, tà dâm,…
Trên đây là những thông tin về quy y tam bảo, ý nghĩa của tam quy ngũ giới mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc!