Khi trẻ sơ sinh bị ho nhiều nhưng không sốt đó có phải là một bệnh lý hay có nguy hiểm gì không? Các bậc phụ huynh hay cặp vợ chồng mới cưới nên dành thời gian để nghiên cứu nhằm có thể chẩn đoán nguyên nhân do đâu, để có thể chăm sóc con mình một cách tốt nhất!

>>> Cách trị ho đờm cho bé

Nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh ho nhiều nhưng không sốt?

Thực chất ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thế để tống khứ chất đờm nhầy, dịa vật ở cổ họng, theo đó các vi khuẩn cũng sẽ bị đẩy ra ngoài, giúp hệ hô hấp được thông thoáng dễ thở hơn. 

Trẻ ho nhiều nhưng không sốt không phải là một bệnh mà liên quan đến các triệu chứng ở đường hô hấp. 

Thế nhưng, trẻ sơ sinh bị ho nhiều nhưng không sốt có thể do một số nguyên nhân sau đây :

TRẺ SƠ SINH HO NHƯNG KHÔNG SỐT

  • Bé bị trào ngược dạ dày

Khi bị trào ngược dạ dày thì axit ở dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản và cổ họng trẻ sẽ xuất hiện triệu chứng thở khò khè, ho khan đứt quãng. Cơn ho sẽ dữ hội hơn nếu như trẻ nằm xuống. Vì vậy khi ăn chúng ta nên để trẻ ngồi yên không cho chúng chạy lung tung, ăn nằm, hay ép ăn khiến trẻ ho sặc sụa.

  • Viêm amidan – viêm cổ họng

Cổ họng là vị trí quan trọng để đưa thức ăn, nước uống và là đường ống dẫn thở.  Khi bị viêm amidan khiến cổ họng sưng đau nếu không điều trị kịp thời thì ho nhiều sẽ khiến cổ họng thêm đau rát và hình thành nên ho amidan

  • Bị dị ứng với thức ăn

Trẻ con cơ thể rất non nớt nên khi ăn uống cần hết sức thận trọng chọn loại thức ăn phù hợp, tránh các loại thức ăn có chất thành phần mẫn cảm với cơ thể của bé. Chúng ta nên tham khảo ý kiến bác sĩ và chú ý đến thức ăn hàng ngày để có thể nhận biết thức ăn nào trẻ ăn được.

  • Kích ứng với thời tiết môi trường

Thời tiết thay đổi – bụi bẩn – ô nhiễm môi trường là nguyên nhân thường phát dẫn đến bệnh ho ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Khi ở trong môi trường này trẻ dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp gây nên trẻ bị ho liên tục nhưng không sốt.

  • Viêm tắc thanh quản

Tiếng ho khàn, khô khốc chát chúa vào ban đêm nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến đau họng, tắc tiếng.

Ngoài ra những trẻ có các bệnh lý như viêm xoang, nhiễm lạnh, dị ứng, nôn trớ nhiều, hít phải thức ăn, khí độc hại và đồ chơi nhỏ cũng bị ho nhiều ngày nhưng không có dấu hiệu sốt.

Trẻ sơ sinh ho nhiều nhưng không sốt có nên đưa đi bác sĩ ngay lập tức không?

Mỗi lẫn trẻ bị bệnh là các bậc phụ huynh lại rối lên không biết cách xử lý như thế nào? Có nhiều gia đình chủ quan chữa cho trẻ ho nhưng không sốt theo quan niệm ông bà ngày xưa, nhưng hiện nay, xã hội hiện đại vấn đề một phức tạp chúng ta nên đưa trẻ bị ho đi bệnh viện ngay lập tức trong các trường hợp sau đây:

TRẺ SƠ SINH HO NHƯNG KHÔNG SỐT

  • Ho khạc đờm ra máu

  • Ho ngứa cổ khi hít thở

  • Ho ra chất nhầy từ cuống họng

  • Khó khăn khi nuốt thức ăn

  • Khó thở, thở khò khè kèm theo đau tức ngực khi thở sâu

  • Ngay cả khi uống nước và không ăn luôn cảm thấy vướng víu ở cổ

  • Nói chuyện nhỏ, thều thào

  • Người ốm yếu, mệt mỏi

  • Nôn ói mửa liên tục và kéo dài

>>> Thông tin bệnh đường hô hấp

Những sai lầm thường gặp khi trẻ sơ sinh ho nhiều nhưng không sốt

Các bậc cha mẹ thương con thường hay lo lắng thấy trẻ ho nhiều nhưng không sốt mà có thể vấp phải những sai lầm sau đây:

TRẺ SƠ SINH HO NHƯNG KHÔNG SỐT

  • Tự ý mua thuốc tây, thuốc kháng sinh, siro ho về cho bé uống mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Như vậy, có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như bệnh tiến triển nặng hơn, gây ra tác dụng phụ, nhờn thuốc, việc điều trị gặp khó khăn hơn…

  • Áp dụng các phương pháp dân gian: thực tế các phương pháp dân gian cũng có thể trị ho nhẹ thông thường nhưng các ho nhiều không sốt chúng ta phải xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau để đưa ra biện pháp chữa trị hiệu quả nhất, không để lại di chứng.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho nhiều nhưng không sốt

  • Cho trẻ ăn thức ăn loãng, dễ tiêu, uống nhiều nước trong ngày.

  • Tuyệt đối không cho bé ăn các loại thực phẩm gây kích thích, thực phẩm bị dị ứng

  • Tránh tiếp xúc với môi trường không khí ô nhiễm, nhiều khói bụi, khói thuốc lá, lông của các con vật sẽ dẫn đến trẻ bị ho nhiều hơn

  • Cho trẻ ngủ sớm khi ngủ phải kê đầu và vai cao hơn thân nhằm ngăn đờm nhầy chảy xuống cổ họng gây ho.

  • Giữ ấm cho trẻ khi ngủ: đeo tất để không hở gan bàn chân, bụng, cổ sẽ khiến trẻ bị nhiễm lạnh và ho nhiều hơn.

  • Nếu trẻ ho nhiều nhưng không sốt kéo dài khoảng 3 ngày bạn nên đưa bé đi bác sĩ để có biện pháp kịp thời xử lý

  • Không được tự ý cho bé uống thuốc ho, thuốc kháng sinh nếu như không có sự chỉ định của bác sĩ, của người chuyên ngành.

Bài viết liên quan