Vĩ tuyến 17 ở đâu trên bản đồ nước ta là vấn đề được nhiều người quan tâm đến sự phân chia chiến tuyến Nam Bắc tại đây. Đặc biệt, vĩ tuyến 17 có ý nghĩa lịch sử cực kỳ quan trọng. Ở vĩ tuyến 17 khẳng định khát khao thống nhất đất nước của cả dân tộc Việt Nam, gợi nhớ một thời chia cắt hai miền đau thương.
Vĩ tuyến 17 ở đâu trên bản đồ Việt Nam?
Nội dung chính:
Vĩ tuyến 17 ở đâu trên bản đồ nước ta?
Để giải đáp vĩ tuyến 17 ở đâu chỉ cần nhìn vào bản đồ Việt Nam ta có thể dễ dàng thấy được vĩ tuyến 17 có vĩ độ 17 nằm ở phía Bắc mặt phẳng xích đạo. Chúng ta có thể thấy được sự phân chia hai miền rõ rệt tại vĩ tuyến 17.
Với nước ta thì vĩ tuyến 17 thuộc địa phận tỉnh Quảng Trị, phân định hai chiến tuyến quân sự tạm thời. Từ đó để chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử năm 1956.
Nói đến vĩ tuyến 17 chắc hẳn mọi người đều nhớ tới mốc thời gian đáng nhớ năm 1954, hiệp định Giơnevơ được ký kết. Ở đây đã lấy vĩ tuyến 17 dọc con sông bến Hải, Quảng Trị làm phân định ranh giới quân sự Nam – Bắc của Việt Nam.
Từ đây, Việt Nam bị chia cắt 2 miền để làm bước đệm cho cuộc tổng tuyển cử 1956. Năm 1955, quy chế hoạt động về giới tuyến đã được đưa ra với sự quản lý của ủy ban quốc tế các quốc gia Ba Lan, Ấn Độ, Canada.
Ở vĩ tuyến 17 xuất hiện khu phi quân sự rộng 1.6km hướng về phía tỉnh từ bờ sông Bên Hải. Do đó mà dòng sông này chạy dọc vĩ tuyến 17 cũng là nơi đánh dấu sự phân chia 2 miền đất nước trong suốt 20 năm chiến tranh.
Vĩ tuyến 17 chia cắt 2 miền Nam Bắc
Vĩ tuyến 17 có thể nhìn rõ ở đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải. Chính tại nơi này đã thể hiện tinh thần chiến đấu bất khuất, tinh thần thép của người con Quảng Trị. Các chiến sĩ đã hy sinh vì đất nước.
Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải là tâm điểm của lịch sử trong công cuộc 20 năm chia cắt hai chiến tuyến. Nơi đây đã chứng kiến sự hy sinh anh dũng, chiến đấu hào hùng của dân tộc Việt Nam.
Ý nghĩa lịch sử của vĩ tuyến 17 trên bản đồ Việt Nam
Từ những năm 60, dòng sông Bến Hải phải chia cắt hai miền đất nước với chiều rộng chỉ có khoảng 100m. Chỉ với chiều rộng ngắn ngủi ấy mà có biết bao nhiêu gia đình chia ly không được đoàn tụ.
Đây là chiếc cầu in dấu ký ức của hai chiến tuyến chỉ biết nhìn nhau và chịu đựng những ngày tháng chiếu đấu khốc liệt. Chiếc cầu cũng thể hiện ý chí mạnh mẽ của quân đội Việt Nam với mong muốn được giải phóng, thống nhất hai miền Nam Bắc.
Lúc đó, người dân của cả hai miền Tổ Quốc đều khao khát sau cuộc tổng tuyển cử, dân tộc sẽ được thống nhất. Tuy nhiên, miền Nam lại nhận sự hậu thuẫn của Mỹ và miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới trong khi miền Bắc vẫn tuân thủ theo hiệp định Giơnevơ.
Vĩ tuyến 17 gợi nhớ lịch sử hào hùng của dân tộc
Và chiến tranh xảy nổ ra, vĩ tuyến 17 trở thành biên giới, là nơi tranh chấp giữa quân đội hai bên nhưng cùng một đất nước. Không chỉ tuyên truyền qua loa, hai bên đã thực hiện đấu cờ để thi đua xem bên nào nhiều cơ hơn sẽ giành uy thế. Nhiều lúc, phía Mỹ Ngụy đã vi phạm hiệp định qua cách cho cho ném bom gây sập cờ của bên phía Bắc.
Vĩ tuyến 17 nằm ở đâu trên bản đồ nước ta gợi lại về dấu ấn lịch sử hào hùng tại đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải, nơi dân tộc bị chia cắt làm hai miền. Cũng tại vĩ tuyến 17, chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam được khẳng định rõ ràng.