Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn hay còn gọi là Khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn. Nó có nghĩa là “phong trào xã hội công bằng và hòa hợp” hoặc bị miệt thị là giặc “quyền phỉ” là một phong trào bạo lực ở tại Bắc Bộ Trung Quốc. Vậy cụ thể phong trào Nghĩa Hòa Đoàn bùng nổ ở đâu? Có đặc điểm như thế nào? Hãy cùng Blog Hỏi Ngu tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn bùng nổ ở đâu? 

Nghĩa Hòa Đoàn là phong trào của nhân dân Trung Quốc diễn ra từ tháng 11 năm 1899 đến 7 tháng 9 năm 1901. Vào năm 1899, phong trào Nghĩa Hòa Đoàn bùng nổ ở Sơn Đông, miền Bắc Trung Quốc, do tổ chức Nghĩa Hòa Đoàn khởi xướng.

Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn bùng nổ ở đâu?

Sự bùng nổ của phong trào Nghĩa Hòa Đoàn 

Mục đích của phong trào là chống lại sự ảnh hưởng của các thế lực nước ngoài trong các lĩnh vực giao thương, chính trị, văn hóa và công nghệ. Đồng thời, bài trừ tôn giáo Kitô giáo trong hoàn cảnh kinh tế Trung Quốc suy sụp và hạn hán nặng nề.

Tổ chức Nghĩa Hòa Đoàn là gì? 

Nghĩa Hòa Đoàn là một tổ chức tôn giáo thần bí, tổ chức chính trị là khởi xướng và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn thời bấy giờ. Người đứng đầu là Chu Hồng Đăng. Lực lượng nòng cốt của tổ chức bao gồm những người giỏi võ nghệ. Nhiều người không đứng về phía phong trào miệt thị họ là “quyền phỉ”  nghĩa là phong trào bạo lực.

Có 2 luồng ý kiến khi nhắc đến tổ chức Nghĩa Hòa Đoàn. Một bộ phận gọi đây là “những người yêu nước”. Ngược lại, không ít người chủ yếu là người nước ngoài quy án họ đã thảm sát hàng chục ngàn người (phần lớn là người nước ngoài). Khẩu hiệu hành động của tổ chức là “phù Thanh diệt Dương” nghĩa là ủng hộ nhà Thanh, tiêu diệt người Tây.

Lý do bùng nổ phong trào Nghĩa Hòa Đoàn 

Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn bùng nổ vào cuối thời đại Mãn Thanh. Các thành viên Nghĩa Hòa Đoàn gieo rắc lòng căm thù với các thương nhân người nước ngoài và những người truyền giáo. Sự thù hận này có nguồn gốc từ cuộc Chiến tranh Nha phiến và sự xâm nhập kinh tế của người nước ngoài, cùng với chính sách truyền đạo mà chính quyền nhà Thanh bất lực không ngăn cản được.

Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn bùng nổ ở đâu?

Nghĩa Hòa Đoàn chống lại sự ảnh hưởng của người phương Tây 

Những người thuộc Nghĩa Hòa Đoàn thắt khăn đỏ ở cổ tay và chân. Gặp những người truyền đạo hay thương nhân nước ngoài thì dùng dao, giáo mác chặt đầu, hành hình và bêu rếu trên ngọn giáo.

Thái độ của quân Nghĩa Hòa Đoàn không giống với chính quyền Từ Hy Thái Hậu. Trước hành động quyết liệt của nghĩa quân, chính quyền Từ Hy Thái Hậu cũng như các nhà ngoại giao, binh sĩ, thường dân nước ngoài phải rút lui về các tòa Công sứ và cầm cự chờ quân tới giải cứu của liên quân 8 nước.

Sau này, trước một triều đình Mãn Thanh bất lực. Nghĩa quân Nghĩa Hòa Đoàn trực tiếp đối đầu với liên quân 8 nước tại Trung Quốc. Liên quân 8 nước đã tiến hành cuộc thảm sát và cướp bóc ở Thiên Tân rồi tiến về phía Bắc Kinh. Thành Bắc Kinh chẳng mấy chốc rơi vào tình trạng hỗn loạn.

Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn bùng nổ ở đâu?

Liên quân 8 nước tại Trung Quốc 

Về sau, phong trào Nghĩa Hòa Đoàn chấm dứt cũng đánh dấu sự kết thúc cho triều đại Mãn Thanh. Các cuộc cải tổ được thực hiện và mở đầu cho sự hình thành của Trung Hoa Dân Quốc sau này.

Nhìn chung, phong trào là khởi phát của một bộ phận có tổ chức tại Trung Quốc, để chống lại sự can thiệp quá nhiều của người phương Tây về mọi mặt trong cuộc sống, văn hóa, kinh tế của người dân Trung Quốc.

Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn thể hiện cho tinh thần yêu nước, muốn gìn giữ bản sắc và nét đẹp của văn hóa Trung Quốc, không chịu sự ảnh hưởng của phương Tây. Tuy nhiên, sau tất cả, nó cũng để lại những mất mát rất lớn không thể hàn gắn đối với người dân Trung Quốc cũng như người nước ngoài tại Trung Quốc vào thời điểm bây giờ.

Bài viết liên quan