Tại sao lại bị nấc? Phương pháp phòng ngừa và điều trị bị nấc

Tại Sao

Tại sao lại bị nấcđang là chủ đề được nhiều người quan tâm. Bị nấc hay còn gọi là nấc cụt, xảy ra thường xuyên ở con người. Khi cơ hoành (lớp cơ mỏng ngăn cách khoang ngực và bụng, có chức năng tạo hơi thở). Cơ hoành co thắt không đều, sẽ tác động lực đột ngột lên dây thanh âm, tạo âm thành đặc trưng “hic”. Nguyên nhân gây ra bị nấc là gì? Có những phương pháp nào điều trị hiệu quả nào? Hãy cùng Blog Hỏi Ngu tìm hiểu trong bài viết sau đây.

 Tại sao lại bị nấc? Phương pháp phòng ngừa và điều trị bị nấc

Triệu chứng thường gặp ở người bị nấc

Tại sao lại bị nấc? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bị nấc rất dễ phát hiện, khi cơ hoành co thắt không đều, sẽ liên tục phát ra âm thanh đặc trưng “hic”. Đồng thời bạn thường gặp cảm giác bị thắt chặt ở lồng ngực, cổ họng hoặc bụng trước khi tạo ra âm thanh.

 Tại sao lại bị nấc? Phương pháp phòng ngừa và điều trị bị nấc

Cơ hoành cơ thắt không đều gây ra bị nấc

Đối với những bạn không có các triệu chứng trên, hiện tượng nấc cụt xảy ra liên tục nhiều ngày. Làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày và công việc. Bạn nên gặp bác sĩ để khám và điều trị tốt nhất.

Tại sao lại bị nấc? 

Có rất nhiều nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng bị nấc, xảy ra 2 trường hợp: bị nấc dưới 48 giờ và bị nấc trên 48 giờ.

Nguyên nhân bị nấc dưới 48 giờ

Khi bạn bị nấc cụt trong vòng 48 giờ đồng hồ, có thể do một số nguyên nhân sau:

  • Do ăn quá nhiều và nhanh.

  • Sử dụng quá nhiều chất kích thích (cà phê, rượu, nước ngọt).

  • Hút quá nhiều thuốc lá.

  • Nhiệt độ dạ dày thay đổi quá đột ngột.

  • Nuốt quá nhiều không khí (do ăn nhiều cao su hay ngậm kẹo).

  • Tâm lý căng thẳng hoặc quá hưng phấn.

Nguyên nhân bị nấc cụt hơn 48 giờ

Hiện tượng bị nấc hơn 48 giờ, do 3 nguyên nhân chính:

  • Rối loạn chuyển hóa và thuốc.

  • Rối loạn hệ thần kinh trung ương.

  • Do dị ứng hoặc tổn thương hệ thần kinh.

Lưu ý: Đa số nam giới bị nấc lâu hơn nữ giới. Có 2 yếu tố dễ gây ra nấc cụt không thể bỏ qua gồm: vấn đề tâm thần, cảm xúc và sau khi phẫu thuật (do gây mê toàn thân hoặc tác động y tế liên quan đến các cơ quan trong bụng.

Phương pháp điều trị bị nấc hiệu quả

Triệu chứng bị nấc sẽ tự hết mà không cần phải can thiệp y tế. Bạn chỉ cần áp dụng các phương pháp đơn giản như:

  • Hít thở đều vào một túi giấy.

  • Nín thở khoảng 15-20 giây.

  • Uống từng ngụm nước lạnh, uống khoảng 7 – 10 ngụm.

  • Ngậm và súc miệng bằng nước đá.

Tại sao lại bị nấc? Phương pháp phòng ngừa và điều trị bị nấc

Uống từng ngụm nước lạnh giúp điều trị nấc nhanh chóng

Tuy nhiên, nếu nấc cụt vẫn tiếp diễn kéo dài hơn 48 giờ, bạn cần phải khám và điều trị ngay để ngăn chặn những bệnh lý phức tạp. Dưới đây là các phương pháp giúp bạn điều trị khi bị nấc với những bạn nấc hơn 48 giờ.

  • Dùng thuốc điều trị nấc kéo dài: Metoclopramide, chlorpromazine, baclofen.

  • Ngăn chặn dây thần kinh cơ hoành: Khi phương pháp điều trị bằng thuốc vẫn không có tác dụng, bác sĩ tiêm chất gây mê nhằm chặn dây thần kinh của cơ hoành, giúp ngăn chặn nấc.

  • Phẫu thuật: Bác sĩ cấy ghép một thiết bị hoạt động theo cơ chế pin, để cung cấp điện nhẹ đến dây thần kinh phế vị, tạo kích thích dây thần kinh phế vị và kiểm soát cơn nấc kéo dài.

Bị nấc là hiện tượng thường gặp, vậy tại sao lại bị nấc? Nguyên nhân chính là do quá trình ăn uống không điều độ, sử dụng quá nhiều chất kích thích và do các yếu tố khác (tâm sinh lý, sau phẫu thuật,…). Bạn tuyệt đối không xem nhẹ hiện tượng nấc cụt, nếu bị nấc cụt lâu ngày, có thể bạn bị tổn thương hệ thống thần kinh và một số yếu tố khác. Hãy đến bác sĩ để được khám và điều trị sớm nhất.

Trên đây là giải đáp thắc mắc tại sao lại bị nấc và chia sẻ các phương pháp điều trị bị nấc hiệu quả. Tất cả thông tin trên không thể thay thế hoàn toàn lời khuyên bác sĩ, bạn có thể tham khảo và vận dụng một cách hiệu quả. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *